Bọ trĩ – nỗi ám ảnh của nhà vườn chăm mai

Nếu được hỏi khó khăn nhất của nhà vườn trong việc chăm sóc mai là gì thì đó là vườn mai bị bọ trĩ tấn công.
Bọ trĩ là một loại côn trùng gây hại rất nặng nề cho cây mai, ảnh hưởng rất lớn đến việc cho ra một thành phẩm mai vàng ngày Tết. Một khi vườn bị con côn trùng này tấn công rồi thì rất khó trị vì nó có khả năng kháng thuốc diệt trừ rất cao.

Bọ Trĩ Là Gì?

Bọ trĩ hay còn gọi với tên khách là Bù Lạch.Một loại côn trùng gây hại trên các loại cây trồng bằng cách chích hút nhựa cây, làm cây mất sức sống. Bọ trĩ tên khoa học là Stenchaetothrips biformis. Bọ trĩ thường gây hại trên nhiều loại cây trồng như: cây lúa, cây xoàn, cây ớt, rau ăn lá nói chung, .. cây hoa hồng và trông đó có cả cây mai vàng.Nó thường tập trung ở lá non, tượt non ..của cây mai.

Đây là loại côn trùng rất nhỏ (tuy nhiên có thể thấy được bằng mắt thường), thân hình thon dài, miệng rất cứng, khoẻ.

Phá hại bằng cách dùng miệng đục thủng vào bộ phận non của cây như lá non, chồi, bông, trái… rồi hút nhựa.

  • Trên lá, chúng chích hút ở mặt dưới lá làm lá phát triển không bình thường, cong queo, hai mép cúp xuống.
  • Trên chồi, làm chồi không ra lá, trái.
  • Trên bông làm bông héo, khô, rồi rụng hàng loạt

Chu kì sinh trưởng của Bọ trĩ :

Chia ra làm 06 giai đoạn chính bao gồm:

Giai đoạn 1. Giai đoạn trứng, giai đoạn này kéo dài từ 3 – 5 ngày.

Giai đoạn 2. Giai đoạn ấu trùng tuổi 1, giai đoạn này kéo dài từ 3 – 4 ngày.

Giai đoạn 3. Giai đoạn ấu trùng tuổi 2, giai đoạn này kéo dài từ 4 – 6 ngày.

Giai đoạn 4. Giai đoạn ấu trùng tuổi 3 (tiền nhộng), giai đoạn này kéo dài từ 4 – 5 ngày.

Giai đoạn 5. Giai đoạn nhộng, giai đoạn này kéo dài từ 5 – 7 ngày.

Giai đoạn 6. Giai đoạn trường thành, kéo dài từ 10 – 14 ngày

Trong 06 giai đoạn này, có 02 giai đoạn hình thành ở trong đất là Giai đoạn 04 và 05 bao gồm tiền nhộng và giai đoạn nhộng. Có thể sơ lược thấy rằng, để phòng trừ bọ trĩ có 03 thời điểm tốt nhấtDiệt trứng của bọ trĩ (giai đoạn 1), giai đoạn ấu trùng tuổi 2 và giai đoạn cây trưởng thành. Đại đa số giai đoạn nhộng khó trị bọ trĩ vì chúng nằm trong đất, thêm nữa nhộng được bảo vệ tốt nên khó trị hơn.

Biểu hiện của cây bị bọ trĩ tấn công :

  • Biểu hiện trên lá già (trưởng thành): Lá có các vết đốm màu đen (nâu đồng), xuất hiện loang lỗ trên mặt trên và dưới của lá . Điều này đơn giản là bọ trĩ chích hút nhựa lá , làm các nấm bệnh xuất hiện tạo nên các vết loang lỗ màu đen này.
  • Biểu hiện ở lá non: Bọ trĩ sẽ tấn công lá non, hút nhựa và làm cho lá bị xoăn tít lại. Nếu bạn quan sát tổng thể tỉ lệ lá non xoăn lại trên 80% là chắc chắn là đã bị bọ trĩ.
  • Biểu hiện ở nụ hoa (và hoa đã nở): Nụ hoa bị các vết thâm màu nâu hoặc đen, hoa khô . Điều này vì bọ trĩ hút hết nhựa trên cánh hoa làm hoa bị tóp lại, héo úa và thiếu sức sống.

Một số cách diệt bọ trĩ không dùng thuốc hóa học

( sưu tầm từ nhiều nguồn):

1. Dùng nước Oxy Già.

Sử dụng nước oxy già (công thức H2O2), có tính khử mạnh. Chỉ cần pha 10 ml oxy già+2 lít nước rồi phun sẽ trị được bọ trĩ ở cấp độ nhẹ cho đến vừa. Một vài trường hợp, dùng oxy để phòng bệnh vàng lá do nấm bệnh gây ra cũng khá hiệu quả.

2. Sử Dụng Mù Tạt

Như bạn cũng biết, Mù tạt chứa tinh dầu hạt cải Wasabi – vị cay và rất nồng. Bạn dùng khoảng 2 gram mù tạt trộn với 1l nước sạch rồiphun đều ở 02 mặt lá. Phun xong thì vài tiếng sau nên rửa sạch lá bằng nước, không phun lúc nắng nóng làm cháy lá.

3. Sử Dụng Dung Dịch Tỏi Ớt Gừng

Cái này thì không còn xa lạ nữa , có thể gọi dung dịch tỏi ớt là thuốc trừ côn trùng sinh học luôn. Đặc tính kháng khuẩn, vị cay nồng nên sẽ gây ức chế cho bọ trĩ, làm bọ trĩ biếng ăn. Dung dịch tỏi ớt gừng có thể tự làm ở nhà hoặcmua sẵn và pha loãng để dùng.

Cách trị bọ trĩ bằng dịch tỏi ớt thì chỉ cần pha loãng khoảng 20 ml cho 2 lít nước, lắc đều rồi phun kĩ trên cây và cả bề mặt đất. Hiệu quả có thể trên 80% – cách này được ưu tiên sử dụng nhiều.

4. Sử dụng Baking Soda Phòng Trừ.

Sử dụng bột baking soda (có thể mua ngoài chợ hoặc siêu thị đều có bán), dấm ăn và nước sạch theo tỉ lệ: 1 thìa baking soda + 1 thìa dấm ăn + 1,5 lít nước sạch. Tiến hành lắc thật đều hỗn hợp trên, rồi chờ lúc chiều mát (hết nắng) lấy ra phun lên cây. Sáng hôm sau thì lấy vòi nước xịt rửa thật mạnh để đảm bảo lá không bị cháy. 

Dùng cách này khá hiệu quả, có một vài trường hợp bị cháy lá do quên xịt rửa vào hôm sau, khi nắng lên sẽ cháy lá do độ đậm đặc của hỗn hợp lúc phun.

5. Trị Bằng Nước Rửa Chén

Cách này nếu hỏi 10 người thì có tới 7 người đã làm, vì sao cách này nhiều người chọn? Đơn giản là rất dễ làm, nhanh và rất gọn ràng. Bạn chỉ việc pha nước rửa chén (nên dùng sunlight hoặc Mỹ Hảo) pha với nước sạch rồi lắc đều đi phun cho cây

Pha tỉ lệ nước rửa chén : nước sạch khoảng 5 – 10 ml : 1 lít. Lắc mạnh rồi phun lên, sáng hôm sau thì xịt lại nước rửa trôi là hiệu quả khác biệt ngay.

6. Diệt Bằng Bẩy Diệt Côn Trùng

Ở cách trị côn trùng không dùng thuốc này, thì rất dễ làm luôn. Ra cửa hàng hoặc mua online các miếng dán bẩy côn trùng về dán gần cây hoa hồng hoặc trên lên cây hoa hồng. Bọ trĩ chỉ cần bay dính vào thì không ra được, nếu miếng dán dính nhiều thì tháo ra thay cái mới là được. Quá dễ thực hiện luôn ạ

7. Diệt Bằng Dầu Neem (Neem Oil)

Đây cùng là một trong những cách trị côn trùng này hơi phiền tí. Mặc dù gọi là “phiền” nhưng hiệu quả mang lại đơn nhiên là cao hơn rồi. Đó là dùng tinh dầu neem – neem oil – được tách chiết từ lá và quả của cây neem. 

Neem oil chứa hoạt chất Azarachtin- A (AzaA), một thành phần làm cho bọ trĩ bị biếng ăn (lười ăn), ăn không ngon, thay đổi tập tính sinh sản và dẫn đến tiêu biến sau đó. Với cách trừ côn trùng này bằng neem oil bạn nên làm theo cách sau:

Dùng 5 ml neem oil nguyên chất+5 ml nước rửa chén, lắc thật mạnh để hỗn hợp được trộn đều. Sau đó cho thêm 1-1.5 lít nước sạch nữa vào để pha loãng dung dịch trên . Đợi lúc chiều mát phun cho cây, phun cả thân, ngọn, nụ và cả 02 mặt của lá

Sáng hôm sau, dùng vòi nước xịt thật mạnh để rửa sạch, hiệu quả trên 85%

8.Diệt Bọ Trĩ Bằng Thiên Địch – Côn Trùng Có Lợi

Bạn trồng các loại hoa có phấn hoa sẽ thu hút một lượng thiên địch – côn trùng có lơi như bọ rùa, bọ cướp biển, ong trichogramma,..những loại thiên địch có khả năng ăn được cả trứng bọ trĩ và thậm chí là bọ trĩ trưởng thành.

Cách làm này chỉ phát huy tác dụng mạnh khi bạn không dùng thuốc hóa học, nếu bạn dùng thuốc hóa học sẽ làm các loại thiên địch không sống được. Từ đó, sẽ không có khả năng trị được bọ trĩ nữa.

Những loại côn trồng có lợi cho cây

9. DiệtBọ Trĩ Bằng Thuốc Lá.

Dùng 250g thuốc lá ngâm với 4l nước để sau 24 tiếng.

Khi màu hỗn hợp có màu vàng nhạt như trà ,pha thêm 45ml xà phòng rồi cho vào bình phun.

Dung dịchthuốc lá ngâm có thể diệt được côn trùng gây hại

10. Diệtbọ trĩ bằng vỏ cam.

Ngâm 1,5 muỗng vỏ cam cắt nhuyễn với 500ml nước sôi, để sau 24 tiếng pha thêm nước rửa chén loãng ,nhẹ.

Rồi cho dung dịch vào bình, phun đều 2 mặt lá.

Diệt bọ trĩ bằng thuốc hóa học, một số thuốc phổ biến:

1. MOVENTO 150 OD

  • Movento 150 OD là thuốc ở dạng nhũ dầu, khi hòa tan vào nước có màu trắng sệt như sữa, sản phẩm này chứa hoạt chất Spirotetramat hàm lượng 150gr/L. Điều đặc biệt của thuốc trị bọ trĩ movento 150 OD đó là tính lưu dẫn 02 chiều, chỉ cần phun lên cây thì cây hấp thụ và các côn trùng chích hút dù không tiếp xúc trước đó vẫn chết
  • Chính vì cơ chế lưu dẫn 02 chiều đặc biệt này mà Movento được rất nhiều người ưa dùng, vì ngay cả khi bọ trĩ ẩn nấp ở nách lá, nụ hoa thì khả năng vẫn bị tiêu diệt. 
  • Cách sử dụng thuốc trị bọ trĩ Movento 150 OD:
  • Pha loãng với tỉ lệ 1-2ml cho bình 1 lít nước, lắc thật đều và phun đều 2 mặt lá. Với hoa hồng đã bị bọ trĩ, nên phun ít nhất 03 lần, mỗi lần cách nhau 3 ngày.

2. YAMIDA 100 EC

  • Yamida 100 EC là thuốc đặc trị bọ trĩ và được sản xuất với hoạt chất chính là Imidaclorid. Một hoạt chất có khả năng gây ức chế hệ thần kinh của các loại côn trùng chích hút – đặc biệt là bọ trĩ và rầy nâu. Bên cạnh đó, Yamida còn dùng thêm phụ gia từ công ty Hiro Nippon Japan, nên hiệu lực kéo dài, diệt nhanh và tác động lên cả với bọ trĩ kháng thuốc.
  • Cách sử dụng Yamida 100 EC trừ bọ trĩ – rầy:
  • Pha 12 ml cho bình 16 lít (hoặc pha theo tỉ lệ tương tự nếu cần lượng phun ít). Lắc đều và phun lên toàn bộ cây, đặc biệt là: nách lá, nụ hoa và các ngọn – lá non. 

3. CONFIDOR 200 SL

  • Confidor là thuốc hóa học để trừ bọ trĩ được rất nhiều người sử dụng . Confidor 200 SL là loại thuốc cũng chứa hoạt chất Imidaclorid tương tự như Yamida 100 EC ở trên. Cơ chế tác động y hệt như Yamida, nên về cách sử dụng cũng khá tương tự.
  • Cách sử dụng Confidor 200 SL trừ bọ trĩ hoa hồng:

Pha 5 – 7 ml cho bình phun thuốc 8 lít, lắc đều để thuốc có thể hòa tan đều hơn. Sau đó phun đều lên toàn bộ cây và những nơi tập trung nhiều bọ trĩ. Nếu cây bị bọ trĩ nặng nên phun ít nhất 03 lần và mỗi lần cách nhau 03 ngày.

 4.  REASGANT 5 EC 

  • Reasgant 5 EC là thuốc trừ bọ trĩ được sản xuất với hoạt chất chính là Abamectin.Một hoạt chất có phổ tác động rộng, nội hấp và lưu dẫn cực kì tốt. Sản phẩm này được sử dụng để phòng và trừ bọ trĩ  phổ biến.
  • Cách sử dụng Reasgant 5 EC trừ bọ trĩ:
  • Pha loãng từ 3 – 5 ml cho 10 lít nước, lắc đều rồi phun lên toàn bộ cây. Hoạt chất Abamectin có tính nội hấp và lưu dẫn, nên khả năng diệt bọ trĩ cực tốt, kèm với đó là tính hiệu quả kéo dài hơn.

5. RADIANT 60 SC

• Radiant 60SC là thuốc sinh học, với hoạt chất chính là Spinetoram hàm lượng 60 gr/L.

Thuốc radiant có tính vị độc, tiếp xúc và có khả năng nội hấp sâu vào biểu bì của cây. Chỉ cần các loại côn trùng chích hút tấn công và hút nhựa sẽ có tác dụng ngay lập tức.
• Cách sử dụng Radiant 60 SC:
• Pha 1 gói radiant 15 ml vào bình 16 lít, lắc đều và phun lên toàn bộ cây . Phun từ 02 – 03 lần, cách nhau ít nhất 03 ngày để đảm bảo hiệu quảtrừ bọ trĩ .

6. CHẾ PHẨM SINH HỌC BIO B

  • Chế phẩm sinh học Bio B hay còn gọi là Bio B, đây là một loại chế phẩm vi sinh).
  • Sản phẩm này chứa vi sinh vật Bacillus Thuringiensis (Vi sinh vật BT), đây là một loại vi khuẩn gram dương, có khả năng sinh độc tố BT (một hợp chất đạm cao phân tử – protein BT), chỉ tan được trong môi trường kiềm và không tan trong môi trường acid.
  • Chính nhờ đặc tính này, Chế phẩm Bio B được nghiên cứu và sử dụng trong việc phòng và trừ nhiều loại côn trùng gây hại, đặc biệt hơn hết đó là côn trùng chích hút (bọ trĩ, nhện đỏ, rầy rệp,..), sâu gây hại (sâu xanh, sâu tơ, sâu ăn lá,..).
  • Cơ chế tác động của chế phẩm Bio B với côn trùng như sau:
  • Bước 1. Vi sinh vật BT xâm nhập và kí sinh lên côn trùng thông qua hệ tiêu hóa.
  • Bước 2. Protein BT (độc tố BT) dưới tác động của môi trường kiềm trong hệ tiêu hóa của côn trùng sẽ hoạt hóa rất mạnh.
  • Bước 3. Độc tố BT sẽ tác động lên hệ tiêu hóa, gây thủng ruột các loại côn trùng. Đặc biệt bọ trĩ, rầy, sâu hại. Chính nhờ cơ chế này, nên Bio B hoàn toàn không gây hại cho người sử dụng.

Mẹo Nhỏ Để Phòng Bọ Trĩ.

Để có được những mẹo này, bạn nên quay lại đọc kĩ ở vòng đời sinh trưởng của bọ trĩ.Đó chính là đừng cho bọ trĩ đẻ trứng,hoặc không cho bọ trĩ nở thành ấu trùng là được.Nó sẽ trưởng thành qua mùa đông ở các xác bả thực vật, vỏ cây và hoạt động mạnh để đẻ trứng vào mùa xuân lúc nắng ấm hoặc nóng. 

Như vậy, vào mùa xuân nên vệ sinh các xác bả thực vật (lá cây) để tạo độ thông thoáng. Tiếp đến là dùng các tips trên để làm sao cho bọ trĩ không thể đẻ trứng được nữa. Như vậy là khả năng bị bọ trĩ tấn công sẽ thấp đi rất nhiều.

Và khi tưới nước cho cây mai, dùng loại máy bơm có áp suất mạnh xịt thẳng vào những nơi cư trú của bọ trĩ để rửa trôi bớt chúng. Mặt khác cũng sẽ làm giảm bớt được mật số của một số đối tượng dịch hại khác đang gây hại trên cây mai như nhện đỏ, rệp sáp…

CHÚC CẢ NHÀ THÀNH CÔNG!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Chat Zalo
0378 16 0808